Chuẩn bị quây úm gà con:
- Rửa sạch nền chuồng, sát trùng bằng vôi bột, formol 2% hoặc Crezin. Dùng cót cao 45-50cm làm tấm quây với đường kính vòng quây khoảng 2 - 4m tuỳ theo số lượng gà định úm.
- Nhiệt độ trong quây úm gà: Nên sử dụng bóng đèn hồng ngoại loại (100-175)W do bóng hồng ngoại có 2 tác dụng chính: Thứ nhất là tập trung nguồn nhiệt ngay phía dưới bóng, hạn chế phân tán nhiệt so với bóng đèn tròn thông thường. Thứ hai là tạo ra tia hồng ngoại có tác dụng diệt khuẩn và kích thích xương phát triển tốt. Chúng ta treo đều bóng trong khu quây úm, cách mặt đất 50 - 60cm, với mật độ 60 – 100 gà/bóng tùy theo mùa.
1, Nhiệt độ sưởi thích hợp cho gà.
Ngày tuổi
|
Quây úm
|
|
Chuồng sưởi ấm nhiệt độ chuồng (0C)
|
|
Nhiệt độ nguồn sưởi (0C)
|
Nhiệt độ trong quây (0C)
|
|
1 – 3
|
38
|
28 – 29
|
31 – 33
|
4 – 7
|
35
|
28
|
31 – 32
|
8 – 14
|
32
|
28
|
29 – 31
|
15 – 21
|
29
|
28
|
28 – 29
|
22 - 28
|
29
|
25 - 28
|
23 - 28
|
Ngoài việc theo dõi nhiệt độ bằng nhiệt kế, ta có thể quan sát tình trạng đàn gà để đánh giá nguồn nhiệt bằng kinh nghiệm và điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Nếu nhiệt độ thấp đàn gà sẽ nằm dồn lại bên dưới chụp sưởi, ít đi lại, ăn uống kém, kêu nhiều… Nếu nhiệt độ cao, đàn gà nằm tản ra xa chụp sưởi, sát vòng quây, cạnh máng uống, há mỏ để thở, gà uống nhiều, ăn ít… Ngoài ra, nếu gà tụm lại ở một phía trong quây là bị gió lùa cần che chắn hướng gió. Khi thấy gà tản đều, đi lại trong quây và ăn uống bình thường là nhiệt độ phù hợp.
2, Nền chuồng:
Có lớp độn chuồng bằng trấu dày 5-10cm (Sau khi khử trùng ít nhất 12 giờ mới rải). Việc rải chất độn chuồng để hạn chế cơ thể gà con (gà thường có tập quán nằm, tãi đất) và đặc biệt gan bàn chân (nơi có rất nhiều mạch máu đi qua) tiếp xúc trực tiếp với đất lạnh, giúp cho hệ các hệ chức năng của gà con được hoàn thiện. Mặc khác, trấu còn có tác dụng điều hòa nhiệt, vào mùa hè và mùa đông, gà thường dũi mình nằm sâu dưới lớp trấu để làm mát hoặc giữ nhiệt cho cơ thể. Có thể dùng men vi sinh trộn với chất độn chuồng để hạn chế mùi hôi trong quây úm, hạn chế tối đa chất độc đặc biệt là mùi amoniac từ phân gà ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn gà con xõa cánh, khô chân, hấp thu thức ăn giảm, viêm hoại tử đường ruột, lông xù hoặc bết, mặt tái,…
+ Nếu lót sàn bằng trấu thì trong những ngày đầu nên trải giấy, tránh gà con ăn phải chất độn chuồng hoặc cạnh sắc của trấu.
3, Chuẩn bị máng uống:
Bố trí máng ăn, máng uống gần nhau và trải đều trong quây úm sao cho gà con không phải di chuyển quá 0,5m để ăn và uống vì gà thường có tập tính vừa uống trong khi ăn mật độ thích hợp là 60 - 80 con/máng. Máng uống có độ cao sao cho gà con uống được nước mà không bị ướt lông cổ.
4, Chuẩn bị nước, thức ăn máng ăn
Nước cho gà uống là nước sạch, đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chuẩn quy định, thức ăn phù hợp cho từng tuần tuổi của gà. Đồng thời, chuẩn bị các thuốc bổ trợ, vitamin ADE giúp tăng hiệu quả trong quá trình úm, nâng cao sức đề kháng.
Chú ý: Gà con mới nở thường bị thiếu vitamin A nên trong tuần đầu phải cung cấp lượng vitamin A khoảng 2000 IU/ con.
- Ẩm độ trong chuồng úm gà con :tốt nhất ở khoảng 55 – 75 %, với mức ẩm độ này hơi nước trong phân bay nhanh, nên phân khô, gà khỏe mạnh.
- Chế độ chiếu sáng: Gà con trong tuần đầu cần chiếu sáng 23 giờ mỗi ngày, sau đó mỗi tuần giảm 2 - 3 giờ chiếu sáng mỗi ngày cho đến khi thời gian chiếu sáng còn 12 giờ/ngày và ổn định suốt trong thời kỳ sinh trưởng. Cường độ chiếu sáng cho gà con khoảng 3,5 - 4 W/m2 (20 lux), vừa đủ cho gà nhìn thấy thức ăn là đủ, ánh sáng trắng hoặc màu vàng cam nhẹ thích hợp cho gà con.
5,Chăm sóc gà con:
- Khi gà mới nhập về (1 ngày tuổi) bổ sung nước uống, đường Gluco, Permasol 500, Vitamin C như sau:
50g đường Gluco, 1g Permasol, 1g VitaminC hòa với 1 lít nước cho gà uống để tăng sức đề kháng, nếu sức đề kháng kém khả năng chống chịu bệnh tật kém, sau 2 giờ thu máng uống, rửa sạch.
- Sau 2 – 3 giờ đổ thức ăn cho gà con chú ý nên chọn loại cám được chế biến với khả năng tiêu hóa thức ăn của gà con, độ dày thức ăn khoảng 0,5-1cm không nên đổ thức ăn dày quá bởi vì gà con vừa ăn vừa bới gây lãng phí, thức ăn để lâu sẽ ôi thiu, chia thành 3-4 lần/ngày hết lại đổ thức ăn để gà luôn được ăn thức ăn mới, kích thích tính thèm ăn.
- Thay nước trong máng uống thường xuyên cho gà để đảm bảo vệ sinh thú y và sức khỏe đàn gà thậm chí khi chưa hết nước, điều chỉnh độ cao máng uống cho hợp lý tốc độ sinh trưởng của gà con.
-Phòng bệnh đầy đủ cho gà con:
Ngày tuổi
|
Nội Dung
|
3-5
|
Chủng Lasota cho gà, nhỏ mắt hoặc mũi
|
7
|
Phòng bệnh Đậu gà dùng kim chủng vào vùng da mỏng mặt trong cánh.
|
8-10
|
Tuổi phòng bệnh Gumboro lần1, nhỏ mắt, cho uống hoặc tiêm dưới da (1 giọt).
|
21
|
Nhỏ Lasota lần 2
|
23-25
|
Gumboro lần 2, nhỏ mắt, cho uống hoặc tiêm dưới da (1 giọt).
|
Lưu ý:
– Lịch tiêm chủng trên đây chỉ mang tính tham khảo, tùy từng địa phương mà có lịch tiêm chủng phù hợp.
– Chỉ dùng vắc xin khi gà khỏe mạnh, nên lắc kỹ vắc xin trước và trong khi dùng, vắc xin đã mở ra chỉ sử dụng trong ngày, còn thừa thì phải hủy bỏ.
– Nếu như đến lịch tiêm chủng mà gà có biểu hiện mắc bệnh thì lúc này tiêm phòng cũng không có tác dụng, bà con cần gọi bác sĩ thú y đến điều trị đến khi khỏi hẳn mới tiến hành tiêm phòng ngừa.
BBT Hatthocvang Viet Nam