Bảo tồn giống bản địa

Giới thiệu các giống Ngỗng ở Việt Nam và tổng hợp các bài viết kỹ thuật chăn nuôi, trị và phòng bệnh cho ngỗng

Thứ Sáu - 23/06/2017

Bộ Ngỗng (danh pháp khoa học: Anseriformes) là một bộ chứa khoảng 150 loài chim còn sinh tồn trong ba họ là Anhimidae. Anseranatidae (ngỗng bồ các) và lớn nhất là họ Anatidae chứa trên 140 loài thủy điểu, trong đó có những loài rất quen thuộc như vịt, ngỗng, ngan hay thiên nga. Trung tâm Bảo tồn & Phát triển vật nuôi có gen Quý hiếm Hatthocvang Vietnam xin được giới thiệu một số giống ngỗng phổ cập hiện có ở Việt Nam, chi tiết dưới đây:

 

1. NGỖNG SƯ TỬ

Ngỗng Trung Quốc hay còn gọi là ngỗng sư tử là giống ngỗng nhà bắt nguồn từ Bắc Trung Quốc và Xiberi. Ở Việt Nam được nuôi ở nhiều nơi thuộc đồng bằng sông Hồng và tập trung ở Hà Tây. Tại Việt Nam, chúng được đưa vào từ rất lâu cho đến nay nó gần như một giống nội cho sản lượng thịt cao hơn hẳn ngỗng Cỏ và được xem là giống ngỗng quý và được nằm trong danh sách các loài cần bảo tồn nguồn gen.

 

Ngỗng có tầm vóc to trông dữ tợn, có lông màu xám, đầu to mỏ đen thẫm, mào màu đen. Mắt nhỏ và có màu nâu xám. Phần trên cổ có yếm da, thân mình dài vừa phải, ngực dài nhưng hẹp, xương to và nặng nhưng thân thịt màu hơi trắng. Mỏ và chân màu đen. Thân ngỗng có hình chữ nhật, ngực nở và sâu. Bụng phệ. Bộ lông của ngỗng Sư Tử có màu xám thẫm chiếm phần lớn số con trong đàn, một số con có lông trắng pha nâu. Khi trưởng thành con đực nặng tới 6,0 kg/con, con cái nặng 5, 0 kg/con.

Mào là một khối thịt nhô lên ở trán, màu nâu đen giống như bờm sư tử. Mào con mái nhỏ hơn mào con trống. Cổ dài và to. Phần trên cổ có một vệt lông đen từ đầu đến thân, ở dưới có một yếm da thừa. Cánh, lưng, gốc đuôi và hai sườn màu xám đá. Lông ở ngực, bụng màu trắng phớt vàng đất. Đặc điểm thực quản của ngỗng S ư tử mỏng nên khi nhồi béo dễ bị sây sát và vỡ thực quản, vì vậy không dùng ngỗng này để nhồi béo. Ngỗng sư tử có tính dữ tợn (ở con trống) nhất là những lúc cần tự vệ. Ngỗng có sức đề kháng tốt. Ngỗng sinh trưởng và phát triển nhanh, thích nghi tốt với điều kiện thiên nhiên nhiệt đới. Ngỗng Sư Tử ở Việt Nam đã bị pha tạp nhiều. Chúng thích hợp với phương thức chăn thả trên đồng bãi như ngỗng Cỏ.

Chọn ngỗng phải nở đúng ngày, khối lượng từ 85 - 100g/con, lông bông, mắt sáng không hở rốn, dáng đi vững vàng, nhanh nhẹn. Có nhiều giống ngỗng: ngỗng trắng, ngỗng xám vằn, loại chân thấp, chân cao... Nếu nuôi ngỗng đàn nên chọn những con lông xám hoặc vằn, chân to, vì chúng đi khoẻ, chịu kiếm ăn. Khi ngỗng mới nở chọn những con có bộ lông mịn, sáng; lỗ hậu môn gọn, khô; mắt sáng; đi lại nhanh nhẹn; ăn uống bình thường. Với ngỗng cái chọn con có mắt to, đen, sáng, cổ nhỏ, dài, ngực gọn mình dài; bụng dưới nở nang, phao câu to. Những con loại này đẻ tốt, mắn đẻ, ấp khéo; đối với ngỗng đực chọn những con có cổ ngẩng cao, ngực nở, hai chân cao bước gọn, vững chắc, thân mình dài cá trắm, lỗ hậu môn màu hồng.

Ngỗng sư tử là loại gia cầm có khả năng tăng trọng rất nhanh, chỉ sau 10 - 11 tuần nuôi, khối lượng cơ thể đã tăng gấp 40 - 45 lần so với khối lượng cơ thể lúc mới nở. Với ngỗng khi được nuôi bằng thức ăn hỗn hợp thì tốc độ lớn sẽ là kỷ lục, song nếu nguồn thức ăn chỉ là cỏ, rau xanh và các loại củ hạt do ngỗng tự tìm kiếm hoặc nông hộ chỉ cho ăn hạn chế thì ngỗng vẫn phát triển bình thường nhưng chậm hơn.

Ngỗng có thể sử dụng rất hiệu quả thức ăn xanh. Con ngỗng được ví như một cỗ máy xén cỏ, khả năng vặt cỏ của ngỗng tốt hơn bò, ngỗng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ, ngỗng ăn tạp các loại cỏ và không chê cỏ non, cỏ già, cỏ dại từ cỏ tranh đến lục bình ngỗng đều ăn được.

Ngỗng Sư tử sinh sản theo mùa vụ, vụ đẻ kéo dài từ tháng m ười đến tháng 4 năm sau. Trứng có khối lượng khá to, nặng 160 – 180g. Ngỗng cái đẻ trứng lúc 8 – 9 tháng tuổi, tuy vậy, những con nở sớm vào vụ xuân có thể đẻ sớm hơn do nhận được ánh sáng ngày dài hơn, thời tiết ấm dần lên và thành thục sớm hơn. Chúng có sức đẻ rất lớn từ 50 - 70 quả/năm.

 

2. NGỖNG CỔ TRẮNG

 

3. NGỖNG CỎ (NGỖNG SEN, NGỖNG TRẮNG)

Ngỗng cỏ hay còn gọi là ngỗng Sen là một giống ngỗng nhà nội địa có nguồn gốc ở Việt Nam, chúng được nuôi phổ biến ở Bắc Bộ, sau đó phân bố rộng rãi khắp cả nước. Ngỗng cỏ được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Ngỗng cỏ chịu kham khổ tốt và có khả năng kháng bệnh cao hơn các giống ngỗng ngoại. Về phân loại, ngỗng Cỏ thuộc loài ngỗng Cynopsis sinensis, tổ tiên của chúng là giống ngỗng trời, cư trú ở vùng Siberia và miền bắc Trung Quốc. Chúng được Nhà nước Việt Nam công nhận là một giống vật nuôi được phép lưu thông[3] và cũng là giống vật nuôi quý cần bảo tồn nguồn gen.

 

Ngỗng cỏ hay ngỗng sen có thân hình nhỏ. Đầu, cổ thanh, không có mào. đầu nhỏ, cổ dài và mảnh. Ở ngỗng đực có mào sừng hình tròn nằm ở gốc mỏ trên, mỏ có màu da cam, mắt màu xanh xám đen, bụng thu gọn, chân cao vừa phải chắc chắn. Đầu, lưng, cổ có vệt xám nâu thẫm ở phần trên, phần dưới lông màu trắng xám. Lông ở bụng và ngực màu trắng, phớt vàng. Đặc điểm thân mình có cấu tạo chắc chắn, có dáng hình thoi phù hợp với việc đi nhanh và xa, tiết diện thân gần như tròn, chân cao vừa phải và chắc chắn.

Ngỗng trưởng thành thì con mái nặng 3-3,5 kg, con trống 3,8–4 kg. Ngỗng Cỏ còn có Khi trưởng thành ngỗng đực nặng 4.0-4.5 kg/con, ngỗng cái nặng 3.8-4.2 kg/con. Ở tuổi giết thịt 90 ngày tuổi, tỉ lệ thân thịt đạt 65 – 70% so với khối lượng sống. Nhưng nếu giết thịt muộn, vào lúc ngỗng bắt đầu thay lông thì ngỗng Cỏ gầy, tỉ lệ trên giảm đi rõ rệt. Khả năng nhồi béo của ngỗng cỏ kém so với các giống ngoại khác

 

4. NGỖNG LAI TẠO

 

5. NGỖNG MỎ VÀNG

Tags: ngỗng giống kinh nghiệm nuôi ngỗng phòng bệnh ngỗng bệnh ở ngỗng bán ngỗng mua ngỗng giá ngỗng ngỗng sư tử ngỗng lai ngỗng cổ trắng
Facebook Twitter Google+

Ý kiến của bạn về chúng tôi, xin cảm ơn và mời bạn

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.