Hình thành từ nền văn hóa việt cổ. Việt Nam có nhiều giống gà cổ rất quý, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, khả năng thích nghi với khí hậu thời tiết khắc nghiệt, kháng bệnh tốt, thịt thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng vitamin, protein… cao, thậm trí có giống gà chuyên làm thuốc bồi bổ cho người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, trẻ em còi xương… Các giống gà cổ đó là: Gà ri thuần chủng, Gà chọi thuần, Gà h mông thuần, gà ác tần, Gà Tè, gà cựa (gà 9 cựa), gà Đông Tảo, gà Hồ, gà Tò, gà Móng, gà Mía,… mỗi loại gà đều có một câu chuyện riêng thậm trí còn có cả một huyền sử về chúng, mỗi loại cũng giá trị riêng về dinh dưỡng, đặc tính gen di truyền riêng, hương vị ngon đặc trưng riêng, sắc tố màu lông riêng, vóc dáng hình thể - trọng lượng riêng, giá trị nghiên cứu khoa học riêng, sinh sản và tăng trưởng cũng rất riêng, khả năng thích nghi với các điều kiện khí hậu mỗi vùng miền, mỗi loại tạo nên có thị hiếu tiêu dùng riêng mỗi vùng miền, thậm trí mang đậm tính văn hóa riêng.
Thực trạng vấn đề bảo tồn, các dòng gà quý Việt Nam hiện chưa tốt, thậm trí có nhiều dòng gà quý ngày một bị mất đi, có nguy cơ biến mất như gà Tè, ri thuần chủng, H mông thuần… bởi công tác chăn thả chủ yếu trong dân không đáp ứng được theo yêu cầu bảo tồn giống. Có chăng chủ yếu mới có ở Viện nghiên cứu, Viên Bảo tồn giống… nhưng từ trước tới nay các đề tài bảo tồn và công bố các giống gà quý của Việt Nam có rất ít chỉ trên đầu ngón tay. Quả thực, tiềm năng kinh tế của lĩnh vực “giống thuần chủng – gen quý hiếm” có giá trị kinh tế cao, bền vững… nhưng chưa được quan tâm đúng mực, chưa được xã hội quan tâm. Lĩnh vực này, phải được coi trọng, được đầu tư mạnh mẽ, phải là số 1 ở Việt Nam là đầu tàu mang sứ mệnh “tri thức – chất xám” kéo lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi phát triển giống như ISAREL, Hà Lan… Tại Việt Nam.
Hatthocvang Vietnam là doanh nghiệp vị tiên phong đang nỗ lực thực hiện Chương trình Bảo tồn và khôi phục, lưu giữ các dòng gà có gen quý hiếm này (Chương trình bảo tồn của Hatthocvang Vietnam được sự trợ giúp kỹ thuật, tham gia của Trung Tâm Bảo tồn thực nghiệm giống vật nuôi, Viện Chăn Nuôi Quốc Gia) theo hình thức Doanh nghiệp đặt hàng các nhà khoa học. Chương trình bảo tồn bắt đầu từ tháng Quý 3 năm 2014 đến nay cơ bản đã thực hiện bảo tồn cơ bản giai đoạn 1 thành công với số lượng 05 loại giống quý, cụ thể là: Gà Đông Tảo 1.000 gà bố mẹ, Gà Hồ 200 gà bố mẹ, Gà 9 cựa 200 gà bố mẹ, gà Chọi 200 gà bố mẹ, gà Ri thuần giữ gen vàng rơm chuẩn 300 gà bố mẹ. Các giống gà như Gà tè, gà H mông, gà ác, gà tò, gà mía, gà móng… và các giống gà thuần chủng có nguồn gốc Việt cổ tiếp tục được Hatthocvang Vietnam xây dựng kế hoạch thực hiện, đặt hàng các nhà khoa học của các Viện nghiên cứu, đặt hàng Trung Tâm Bảo tồn thực nghiệm giống vật nuôi, Viện Chăn nuôi quốc gia phối hợp cùng thực hiện. Nhằm duy trì, bảo tồn phục dựng các giống gà quý.
Thực trạng về các giống gà ở Việt Nam hiện nay, các giống gà lai tạo đang phát triển mạnh là quy luật tất yếu. Bởi gần 10 năm qua, người tiêu dùng Việt Nam bị nhồi gà công nghiệp (gà trắng CP, gà vàng Jappa,…). Người tiêu dùng thành phố, thậm trí nông thôn đã quá chán và đang có xu hướng tẩy chay các mặt hàng “siêu thịt” theo kiểu nuôi công nghiệp. Người tiêu dùng mong muốn tìm lại hương vị thời xưa “ăn một miếng thịt, nhớ cả đời” từ những con giống tự nuôi trong gia đình xưa kia. Nhưng loại giống cổ truyền được lưu giữ trong dân, lưu truyền qua nhiều thế hệ, thậm trí có những giống vật nuôi thành tài sản gia truyền của gia đình dòng họ. Họ chỉ biết rằng vì nó ngon nên nuôi giữ giống chứ chưa hay biết bởi giá trị về gen quý của giống vật nuôi đó. Việc đó rất cần có sự đầu tư bài bản về Phương pháp nuôi khoa học, gắn kết cùng với thị hiếu thị trường tiêu dùng, thị trường sản xuất để thực sự nâng cao được giá trị kinh tế tri thức, phát huy được trí tuệ của các nhà khoa học, các nhà tạo giống.
Thực trạng về thị trường các loại giống gà hiện nay đều gà lai ghép, ngoại trừ một số các cơ sở sản xuất chuyên cung cấp gà giống gốc cung cấp cho “thị trường chuyên làm giống và lò ấp lâu năm” có chăng cũng chủ yếu là dòng gà 7/8. Còn các dòng gà thuần chủng gần như không bán phổ biến trên thị trường, chủ yếu là gà lai ghép, thị trường đại trà phổ thông thường là gà F1 = 50% máu, thị trường cao cấp hơn thường là gà F2 = 75% máu, cao cấp hơn nữa sẽ là 7/8 ~ 87.5% máu có, gà thuần thường bị các cơ sở giữ giống bảo tồn không thể bán ra ngoài, gà thuần gà giá trị tri thức là chất sám là sản phẩm công nghệ giống nên không thể bán đi được. Gà việt giống cổ có giá trị gen rất quý, khi lai ghép các dòng gà Siêu trứng ngoại nhập như: Lương Phượng, Tam Hoàng, D300, Isa Brown, các dòng gà siêu trứng khác,… sẽ tạo ra thế hệ gà con lai khỏe mạnh, nhanh lớn,…Tuy nhiên, chất lượng thịt, hương vị cũng rất khác nhau bởi phụ thuộc vào tỷ lệ lai tạo, giá thành sản xuất cũng tương ứng theo tỷ lệ lai đó… Do đó, chúng tôi khuyến cáo bà con khi chọn chủng loại giống gà nuôi cần phải hiểu rất rõ về tỷ lệ con lai, năng suất thịt (chỉ số cám/kg thức ăn), khả năng kháng bệnh, và đặc biệt cần hiểu rõ thị hiếu người tiêu dùng cuối cùng thích loại gà gì, màu lông ra sao, hương vị thịt như thế nào,… để có kế hoạch lựa chọn mua giống trước khi thực hiện. Tránh tình trạng tâm lý đám đông, tránh ham mua rẻ, thấy người khác nuôi được mình cũng mua về nuôi, sau 4 -5 tháng vất vả nuôi xong không bán được sẽ càng khó khăn hơn, khổ hơn không những không thoát nghèo mà còn khổ trăm đường.
Tìm hiểu sâu, giá cả gà giống tùy thuộc vào sản lượng trứng mà gà mẹ sinh sản. Quy luật “Lượng – Chất” xưa nay không đổi bao giờ, được lượng thôi chất, được chất thôi lượng… khó lòng được cả hai. Bởi gà siêu thịt đẻ ít, gà siêu trứng đẻ nhiều, gà siêu chất lượng thịt ngon đẻ ít khó nuôi nên giá cả gà giống cũng theo đó mà hình thành. Chưa kể các vấn đề chất lượng bởi thuốc thú y phòng bệnh, môi trường nuôi, dịch vụ tư vấn hỗ trợ chăm sóc chăn nuôi, phân phối vận chuyển, cam kết bảo hành, hỗ trợ khi có rủi ro,… tất cả cũng là yếu tố quan trọng thành bại trong chăn nuôi, cũng là yếu tố xây dựng giá thành.
Theo chúng tôi, Rủi ro trong chăn nuôi có rất nhiều, nhưng có 04 yếu tố chính bà con cần lưu tâm.
- Một là, rủi ro về lựa chọn giống. Lựa chọn phải đúng chủng loại, đúng tỷ lệ lai để khi chăn nuôi thành công sẽ không khó khăn cho đầu ra. Nuôi được rồi không bán được.
- Hai là, rủi ro vì dịch bênh – thú y. Kiểm soát dịch bệnh, sử dụng thú y đúng cách. Nếu không, có thể rơi vào tình trạng mất trắng.
- Ba là, rủi ro vì biến động thị trường. Giá cả lên xuống, chính sách thay đổi, đầu ra khó khăn, đầu vào bất lợi… Do đo, khi làm cần tham khảo nhiều ý kiến, tìm hiểu kỹ thị hiếu thị trường, tìm hiểu kỹ về chi phí và các vấn đề để hạn chế rủi ro lớn nhất.
- Bốn là, rủi ro vì thiếu hiểu biết. Đó là một loại hình rủi ro tổng hợp từ 03 yếu tố trên. Nhưng ở đây chính là rủi ro mắc phải trong một khâu nào đó trong quá trình thực hiện. Do vậy, việc lựa chọn 01 nhà cung cấp có Tâm, có Tầm để được trợ giúp khi khó khăn, được hỗ trợ ngay khi có các vấn đề là vô cùng quan trọng. Dịch vụ sau bán hàng, hỗ trợ chăm sóc khách hàng, chia sẻ kiến thức, thậm trí hỗ trợ thị trường đầu ra theo dạng thức mô hình khéo kín, giúp cho bà con cũng là một chính sách được nhiều đơn vị cung cấp giống uy tín hiện nay đang áp dụng.
Nguồn trích dẫn từ: Thông cáo báo chí - Dự án Bảo tồn Gen quý, Chiến lược Hatthocvang Vietnam.
Biên tập: Nguyễn Minh Tuệ.