Sinh vật cảnh & Đam mê

Giới thiệu Vịt Uyên Ương

Thứ Sáu - 09/10/2015

Vịt uyên ương được biết đến là loài đẹp nhất trong tất cả các loài chim bởi bộ lông sặc sỡ, quyến rũ. Không chỉ thế, loài vịt này có đặc tính sinh hoạt độc nhất vô nhị theo kiểu "chung thủy một vợ một chồng".

 

Vịt Uyên ương : Tên khoa học: Aix galericulata là một loài vịt đậu cây kích thước trung bình, có quan hệ họ hàng gần gũi với vịt Carolina ở Bắc Mỹ.


 
1 Đặc điểm và phổ biến:
 
Kích thước chiều dài của nó là 41-49 cm và sải cánh dài 65-75 cm.
 
Uyên ương trống (còn gọi là uyên) có bộ lông sặc sỡ khó nhầm lẫn. Nó có mỏ đỏ, vệt lông hình lưỡi liềm lớn màu trắng phía trên mắt và mặt đỏ cùng "ria". Ngực màu tía với hai sọc trắng theo chiều dọc, hai hông hung hung đỏ, với hai cụm lông giống như hai lá buồm màu da cam ở lưng. Con mái (còn gọi là ương) trông tương tự như con mái của vịt Carolina, với vành khuyên màu trắng quanh mắt và sọc chạy ngược về phía sau từ mắt, nhưng nhạt dần, nó có sọc nhỏ màu trắng bên hông và đầu mỏ nhạt màu.
 
Loài này đã từng phổ biến ở miền đông châu Á, nhưng sự xuất khẩu ở quy mô lớn và sự phá hủy môi trường sinh sống miền rừng của nó đã làm suy giảm rất nhiều.
 
Mặc dù nó có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn, nhưng loài vịt này không được bảo vệ tại đây do loài này không là loài bản địa.

 

Trong tự nhiên, uyên ương sinh sản trong các khu vực nhiều cây cối gần các ao, hồ nước nông, đầm lầy. Chúng làm tổ thành các hốc trên cây, gần với mặt nước. Ngay sau khi uyên ương con nở ra, mẹ chúng bay xuống đất và kêu để giục các con rời tổ. Quần thể châu Á là chim di trú, chúng trú đông tại các vùng đất tấp ở miền đông Trung Quốc và miền nam Nhật Bản.

 

 

Uyên ương kiếm ăn bằng cách bơi lội hay đi lại trên mặt đất. Chúng chủ yếu ăn các loại rau cỏ và hạt, đặc biệt là quả sồi. Chúng đi kiếm ăn lúc chạng vạng hay rạng đông, còn ban ngày thì đậu trên cây hay ở dưới mặt đất để nghỉ ngơi.

Chúng có thể tạo thành các bầy nhỏ trong mùa đông, nhưng ít khi thấy chúng tụ tập cùng các loài vịt khác.

 

 

 

Uyên ương được biết đến và được tôn sùng tại châu Á từ trước công nguyên. Người phương Tây nhanh chóng nhận ra chúng khi họ xuất hiện tại khu vực Đông Á – những đôi uyên ương nuôi nhốt được đưa sang châu Âu có lẽ từ đầu thế kỷ 18. Uyên ương khá dễ nuôi cũng như dễ sinh đẻ và vì thế được nhiều người chăn nuôi trong các khu bảo tồn phục vụ cho săn bắn/du lịch cũng như trong các vườn bách thú.

Văn hóa dân gian:

 

 

 


Người Trung Quốc cũng như người Việt Nam đều gọi loài này là uyên ương ,thường xuyên được thể hiện trong nghệ thuật phương Đông và nó được coi là biểu tượng của hạnh phúc và chung thủy trong hôn nhân.

 


Tục ngữ Trung Hoa sử dụng uyên ương làm phép ẩn dụ để chỉ các cặp đôi yêu nhau: "Uyên ương hí thủy"). Biểu tượng uyên ương cách điệu hóa cũng được sử dụng trong các đám cưới của người
Trung Quốc. Thời xưa, những đôi uyên ương được dùng làm quà tặng tại đám cưới ở Trung Quốc như là biểu tượng của lòng chung thủy.

Cùng với Chim Công , Vịt Uyên Ương được nhiều tạp chí sinh vật cảnh thế giới bình trọn là 1 trong 10 loài chim đẹp nhất hành tinh.

 
Hiện nay Vịt Uyên Ương đã được nuôi sinh sản thành công tại một số trại Thành Viên của Trung Tâm Bảo tồn và Phát triển Vật nuôi có Gen Quý hiếm với số lượng con giống sản xuất ra thị trường bình quân môi năm đạt từ 50 - 100 cá thể chủ yếu phục vụ cho các khu du lịch, khu sinh thái, khu bảo tồn và nuôi làm cảnh tại các biệt thự nhà vườn. Qua nghiên cứu thử nghiệm cho thấy Vịt Uyên Ương thích nghi tốt ở nhiều vùng miền khí hậu, đặc biệt sức đề kháng rất cao chịu được giá lạnh và cho tỷ lệ nuôi sống thành công sau ấp nở đạt 90%.

Liên hệ:

Văn phòng giao dch: Số 55A, ngõ Lương Sử A, phố Quốc Tử Giám, phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội. Tel: 043.732.5883.
Hotline: 0913.588.464 / 0974.779.368 - Email: hatthocvangvn@gmail.com

Thông tin tham khảo:
Giới thiệu chim trĩ xanh f1
Giới thiệu chim trĩ xanh lai f2.
Giới thiệu chim trĩ đỏ khoang cổ.
Giới thiệu gà Đông Tảo.
 

 

Facebook Twitter Google+

Ý kiến của bạn về chúng tôi, xin cảm ơn và mời bạn

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.